Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Ấn Độ với 74,07 nghìn tấn, trị giá 146,95 triệu USD, tăng 52,9% về lượng và tăng 58,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 88,72 nghìn tấn cao su sang Ấn Độ, trị giá đạt 157,11 triệu USD, tăng 45,5% về lượng và tăng 44,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.771 USD/tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, chủng loại cao su SVR10 được xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất, chiếm 34,7% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR3L chiếm 28,9% và thứ ba là RSS3 chiếm 11,7% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2022.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Ấn Độ tăng so với cùng kỳ năm 2021 như: SVR20 tăng 4%; SVR10 tăng 3,8%; Latex tăng 4,4%... Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Ấn Độ vẫn giảm như SVR3L giảm 2,9%; SVR CV60 giảm 0,6%; SVR CV50 giảm 1,9%...
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 7 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 701,55 nghìn tấn cao su (HS 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 1,57 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Hàn Quốc, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Ấn Độ. Trong đó, nhập khẩu cao su của Ấn Độ từ các thị trường Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Bờ biển Ngà đã tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Ấn Độ với 74,07 nghìn tấn, trị giá 146,95 triệu USD, tăng 52,9% về lượng và tăng 58,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Cao su nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 10,6% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2022, cao hơn so với mức 7,1% của cùng kỳ năm 2021.
Về cơ cấu chủng loại nhập khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 306,48 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 592,72 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và tăng 21,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Việt Nam là thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2022 với 73,14 nghìn tấn, trị giá 144,85 triệu USD, tăng 54% về lượng và tăng 59,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 23,9%, tăng mạnh so với mức 17,6% của cùng kỳ năm 2021.
Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su của In-đô-nê-xi-a và Thái Lan trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm mạnh, trong khi thị phần của Việt Nam, Bờ Biển Ngà và Ma-lai-xi-a tăng lên.
Trong khi đó, Ấn Độ lại giảm nhập khẩu cao su tổng hợp (HS 4002). Trong 7 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 316,68 nghìn tấn cao su tổng hợp, trị giá 828,73 triệu USD, giảm 8,9% về lượng, nhưng tăng 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó Hàn Quốc, Nga, Xin-ga-po, Nhật Bản và Ba Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ; trừ Ba Lan và Xin-ga-po thì nhập khẩu từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp chính cho Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Ba Lan và Xin-ga-po trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ tăng, trong khi thị phần của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga giảm. Thị phần cao su tổng hợp Việt Nam chỉ chiếm 0,3% trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ.
Phát triển thương hiệu ngành Cao su Việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su nhưng đứng thứ 3 thế giới về sản lượng cao su xuất khẩu nhờ năng suất dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, giá bán cao su của Việt Nam lại thấp hơn các nước trong khu vực do khách hàng chưa tin cậy và sự ổn định chất lượng và uy tín của thương mại của doanh nghiệp. Đặc biệt, với nguồn cao su tiểu điền đang chiếm đến 57% sản lượng nhưng chất lượng chưa ổn định, đồng đều và chưa có hệ thống kiểm tra chất lượng từ cơ quan quản lý nhà nước.
Bằng việc ký kết biên bản ghi nhớ này, hai bên thống nhất cơ chế hợp tác có tính nguyên tắc về trao đổi thông tin, phối hợp tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại trong thời gian tới. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ doanh nghiệp ngành cao su trong phát triển thị trường, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu và phát triển thương hiệu ngành cao su bền vững.
Theo biên bản ký kết hợp tác, hai bên ưu tiên phối hợp thực hiện đổi mới phương thức, đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, sản phẩm ngành cao su. Trong đó, phát triển thương hiệu ngành cao su thông qua Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam - Viet Nam Rubber” ở trong và ngoài nước, qua đó nâng cao năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp ngành cao su Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho Hiệp hội Cao su Việt Nam và doanh nghiệp của ngành để đáp ứng xu hướng xúc tiến thương mại trên môi trường số và xúc tiến thương mại đa kênh.
Bên cạnh đó, hai bên chia sẻ thông tin về thị trường trong và ngoài nước liên quan đến ngành cao su, phổ biến cơ chế chính sách, các hoạt động hỗ trợ và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu tới cộng đồng doanh nghiệp ngành cao su để kịp thời nắm bắt thông tin và được hỗ trợ. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho Hiệp hội Cao su Việt Nam và doanh nghiệp của ngành để đáp ứng xu hướng xúc tiến thương mại trên môi trường số và xúc tiến thương mại đa kênh…
(Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/an-do-tang-nhap-khau-cao-su-tu-thi-truong-viet-nam-90081.html)